Home HÌNH ẢNH THƯ VIỆN Chiêm ngưỡng 21 thư viện đẹp nổi tiếng nhất thế giới
Chiêm ngưỡng 21 thư viện đẹp nổi tiếng nhất thế giới PDF. In Email

 Bạn là người mê đọc sách thì hẳn các thư viện sẽ là nơi đẹp nhất trên thế giới.

Để giới thiệu những thư viện quan trọng, đẹp đẽ, hoành tráng nhất trên thế giới cho người mê sách, chúng tôi đã hoàn thành danh sách gồm các thư viện tráng lệ nhất trên hành tinh. Từ những thư viện ẩn mình trong rừng ở Bắc Kinh cho đến thư viện ở Ai Cập, được thiết kế giống như một chiếc đồng hồ mặt trời, đây là những thư viện mà người mê sách nên đến thăm một lần trong cuộc đời của họ.

2018-03-08-world-libraries- 01

Trong danh sách 21 thư viện nổi tiếng trên thế giới, Thư viện Strahav ở thủ đô Praha, Cộng hòa Séc được đánh giá là thư viện đẹp nhất thế giới với hàng chục nghìn bản sách cổ quý hiếm, những bức bích họa trên trần và quả địa cầu cổ cũng như các bức tượng cổ. Chính những điểu này khiến bản thân thư viện trở thành một tượng đài kiến thức. Thư viện, nằm trong lâu đài Klementium của thủ đô Praha, gồm hai phòng Thần học và Địa lý tuyệt đẹp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 18.

 2018-03-08-world-libraries- 02

Xây dựng từ thế kỷ 19, Phòng đọc sách Hoàng gia Bồ Đào Nha ở Rio de Janeiro, Brazil là nơi lưu giữ hơn 350.000 tác phẩm tiếng Bồ Đào Nha ở ngoài nước Bồ Đào Nha. Thư viện với lối kiến trúc Neo-Manuelien được thiết kế theo phong cách Gothich thời Phục hưng trong suốt thời kỳ Bồ Đào Nha thống trị nơi đây. Các căn phòng được phủ kín bởi sách, rất nhiều trong số đó là những cuốn sách cổ từ thế kỷ 16. Thư viện là điểm đến hoàn hảo cho những người yêu sách, những người luôn muốn đắm chìm trong những cuốn sách xinh đẹp.

2018-03-08-world-libraries- 03

Thư viện George Peabody ở Baltimore, Maryland, Mỹ được xây dựng dưới sự tài trợ của nhà từ thiện Goerge Peabody, là quà tặng cho công dân Baltimore vì sự tử tế và hiếu khách của họ. Được thiết kế bởi kiến trúc sư thế kỷ 19 Edmund Lind, thư viện được biết đến với lối kiến trúc tầng vòng quanh khu đọc, 5 tầng lưu trữ với các ban-công sắt đầy ắp sách. Phần mái đồng thời cũng là nơi lấy ánh sáng tự nhiên cho toàn phòng đọc.

2018-03-08-world-libraries- 04

 Thư viện công cộng New York, New York, Mỹ là nơi lưu giữ gần 53 triệu cuốn sách, và là thư viện lớn thứ ba trên thế giới. Công trình là một trong những cấu trúc đá cẩm thạch lớn nhất ở Mỹ với phòng đọc xây dựng theo lối kiến trúc cổ điển. Tại phòng đọc chính trong thư viện với tên gọi Phòng đọc Hoa hồng, 2 khu đọc chính được trang bị các bàn gỗ sồi lâu năm cho khách ngồi

2018-03-08-world-libraries- 05

Thư viện Hoàng gia ở Copenhagen, Đan Mạch được hoàn thành vào năm 1999, công trình "Black Diamond" được xây dựng như một phần mở rộng của thư viện quốc gia của Đan Mạch. Thư viện được xây dựng mô phỏng gần đúng như tên gọi của nó từ đá granite với các góc không đều nhau. Với cấu trúc của tòa nhà với phần tâm làm bằng thủy tinh mang đến không gian ánh sáng cho toàn bộ công trình, tạo ra một không gian đọc sách tuyệt đẹp.

 2018-03-08-world-libraries- 06

Thư viện công cộng Boston, bang Massachusetts, Mỹ: Với gần 23 triệu đầu sách, thư viện công cộng Boston là thư viện công cộng lớn thứ hai ở Mỹ. Thư viện được xây dựng theo lối kiến trúc Ý với trọng tâm là phòng đọc Bates, được đặt theo tên của Joshua Bates, người có công lớn trong việc xây dựng thư viện này. Năm 1852, Joshua Bates đồng ý hiến tặng một số tiền lớn để xây dựng các thư viện với một số điểu kiện: tòa nhà sẽ là một vật trang trí cho thành phố và thư viện mở cửa miễn phí cho mọi người.

2018-03-08-world-libraries- 07

Thư viện thành phố Stuttgart, Đức là thư viện hình khối 9 tầng được thiết kế theo kiến trúc kiểu Pantheon của La Mã cổ đại, lối kiến trúc này tạo ra sự liên tục bên trong, đó cũng là lý do để toàn bộ công trình được phủ chỉ một màu trắng duy nhất từ tường, cầu thang, lan can, các giá sách…

2018-03-08-world-libraries- 08

Thư viện Rice Duncan Sir ở Aberdeen, Vương Quốc Anh là thư viện mới xây dựng theo thiết kế thế kỷ 21 của trường Đại học Aberdeen. Phần tâm của công trình xây dựng theo kiểu xoáy trôn ốc mang đến một kết cấu vững chắc cho công trình, đồng thời với các tấm quang năng trên mái giúp chuyển hóa năng lượng từ ánh sáng thành điện năng cung cấp cho tòa nhà.

2018-03-08-world-libraries- 09

Thư viện Vasconcelos José ở Mexico City, Mexico: Được thiết kế bởi kiến trúc sư Alberto Kalach, thư viện là một cấu trúc bê tông và kính. Các giá sách trông như thể đang lơ lửng trong không trung, và bộ xương của một con cá voi khổng lồ treo ở trung tâm của thư viện. Thư viện mang tên Vasconcelos José, một nhà triết học và chính trị gia đồng thời là một nhân vật văn hóa quan trọng ở Mexico, cũng là nhân vật tiêu biểu trong hoạt động quảng bá cho việc đọc sách.

2018-03-08-world-libraries- 10

Tọa lạc tại một ngôi làng nhỏ bên ngoài Bắc Kinh, Trung Quốc, Thư viện Liyuan với bề ngoài bao phủ bởi các cây gỗ giúp cho công trình hòa mình vào quang cảnh của khu rừng bao quanh. Thư viện có kết cấu rất thân thiện với môi trường với cấu trúc từ gỗ là chính và các vật liệu tái chế, từ phần dầm nhà, các cột, giá sách… Ánh sáng bên trong phòng đọc là ánh sáng tự nhiên chuyển vào bên trong qua khe của các thanh gỗ xếp che phủ bên ngoài công trình. Thư viện cũng có hệ thống làm mát tích hợp với khí lạnh được lấy từ mặt hồ gần đó. Thư viện là nơi vô cùng ấm cúng để ngồi và đọc sách.

2018-03-08-world-libraries- 11

Thư viện Vennesla, Na Uy: Thư viện đồng thời là một trung tâm văn hóa ở Na Uy này được xây dựng với cấu trúc vòng cung đan xen và phần mái bao phủ được mô phỏng theo cấu trúc của bộ xương cá voi. "Trong dự án này, chúng tôi sử dụng lối kiến trúc kết hợp giữa gỗ với tất cả các trang thiết bị kỹ thuật và nội thất để tạo ra không gian thống nhất của công trình”, KTS của Helen & Hard phát biểu trên ArchDaily.

2018-03-08-world-libraries- 12

Thư viện công cộng Lawrence ở Kansas, Mỹ: Thư viện từng trông giống như tấm bê tông màu xám lớn, đã được thiết kế và xây dựng lại vào năm 2014 với kiểu dáng đẹp, hiện đại như chúng ta thấy ngày nay. Thư viện có không gian yên tĩnh, phòng chờ, và mang đến cho mọi người không gian vui chơi cùng nhau trên bãi cỏ cho các sự kiện ngoài trời.

2018-03-08-world-libraries- 13

Thư viện sách hiếm Beinecke ở New Haven, Connecticut, Mỹ là kho lưu trữ và bảo quản sách văn học quý hiếm của Đại học Yale, cũng là tòa nhà lớn nhất thế giới dành cho việc bảo quản sách và tài liệu quý hiếm. Toàn bộ thư viện được theo dõi qua màn hình hiển thị lớn ở trung tâm. Trong bộ sưu tập sách quý của Thư viện cũng lưu giữ một bộ Kinh Thánh Gutenberg nổi tiếng thế giới.

2018-03-08-world-libraries- 14

Thư viện Anh ở London, Vương quốc Anh là một trong số các thư viện lớn nhất trên thế giới với hơn 170 triệu đầu sách và thư viện vẫn tiếp tục nhận các bản sao của tất cả các sách xuất bản tại Anh và Ireland. Mặc dù nhìn bên ngoài thư viện không có vẻ gì là lớn nhưng bên trong, sách được lưu giữ ở mọi góc thư viện.

2018-03-08-world-libraries- 15

Thư viện Quốc hội Mỹ tại Washington DC, Mỹ: Thư viện được xây dựng khởi nguồn bởi một món quà từ Thomas Jefferson với bộ sưu tập sách cá nhân của mình, trở thành thư viện quốc gia của Mỹ. Thư viện được xây dựng theo lối kiến trúc mang phong cách cổ điển thời Phục hưng của Ý, được biết đến với bộ sưu tập sách lớn thứ hai trên thế giới, với hàng triệu cuốn sách, bản đồ, bản ghi âm, hình ảnh, và các ấn phẩm lưu trữ khác.

2018-03-08-world-libraries- 16

Nằm dưới chân dãy núi An-pơ, Áo, Thư viện Admont xinh đẹp này là thư viện tu viện lớn thứ hai trên thế giới. Khu hội trường thư viện được thiết kế theo phong cách Baroque, bởi kiến trúc sư Joseph Hueber vào năm 1776, với một hội trường dài khoảng 70m. Phần trần nhà được vẽ bởi họa sĩ Bartolomeo Altomonte và hiển thị các giai đoạn của tri thức nhân loại tới đỉnh cao của Mặc Khải.

2018-03-08-world-libraries- 17

Thư viện Alexandria ở Alexandria, Ai Cập: Thư viện tiền thân của thư viện Alexandria ngày nay được xây từ thế kỷ thứ ba trước Công nguyên và là một trong những thư viện lớn nhất, quan trọng nhất của thế giới cổ đại. Khi bị phá hủy vào thế kỷ thứ ba, nhiều cuộn giấy và cuốn sách cất giữ trong thư viện đã bị mất. Thư viện mới Alexandria được xây dựng vào năm 2002 để tỏ sự tôn kính với tri thức lưu giữ trong thư viện ban đầu. Công trình do KTS Snøhetta xây dựng được thiết kế giống như một đồng hồ mặt trời và nghiêng về phía biển Địa Trung Hải.

2018-03-08-world-libraries- 18

Thư viện Trung tâm ở Seattle, Washington, Mỹ bắt đầu mở cửa đón khách vào năm 2004, là công trình kính và thép cao 11 tầng ở trung tâm thành phố Seattle. Tòa nhà hiện đại không chỉ là một không gian dành riêng cho sách, mà cũng tích hợp với các hình thức truyền thông hiện đại. Công trình do Rem Koolhass thiết kế với điểm nhấn là các không gian công cộng rộng lớn tràn ngập ánh sáng tự nhiên.

2018-03-08-world-libraries- 19

Thư viện Umimirai Kanazawa tại thành phố Kanazawa, Nhật Bản: Thư viện 3 tầng được thiết kế với hình dạng một "hộp bánh", phần tường là các tấm thép lớn với các lỗ ánh sáng mang ánh sáng đến cho không gian bên trong. Thư viện như một căn phòng yên tĩnh, tường màu trắng khiến những người ở trong có cảm giác giống như đang ở trong một rừng sách. Không gian trong thư viện cho phép người dùng trải nghiệm  niềm vui đọc sách trong khi được bao quanh bởi một kho tàng sách, đó là không gian không thể có được với sách điện tử vàmôi trường kỹ thuật số.

2018-03-08-world-libraries- 20

Thư viện trường cao đẳng Trinity ở Dublin, Ireland: Thư viện nổi tiếng là nơi lưu giữ gần 5 triệu cuốn sách các loại. Khu Phòng Dài, được xây dựng vào năm 1592, có chiều dài gần 70m được bao phủ bằng đá cẩm thạch và các cột gỗ tối màu. Khi mới xây, phần trần nhà phẳng nhưng sau đó phần mái nhà đã được nâng lên để có thể chứa được nhiều sách hơn.

2018-03-08-world-libraries- 21

Thư viện Sainte-Geneviève tại Paris, Pháp là nơi dành cho các sinh viên của Đại học Paris nghiên cứu và tham khảo tài liệu. Được xây dựng vào giữa thế kỷ 19 bởi kiến trúc sư nổi tiếng Henri Labrouste, thư viện nổi tiếng với các phòng đọc được bố trí dưới 2 mái vòm thép. Thư viện được miêu tả như “một đền thờ của kiến thức và một không gian để chiêm nghiệm”.

 Vân Vân - (Theo Bussiness Insider) - Báo Điện tử Tổ Quốc, ngày 13 tháng 8 năm 2016

 

TIN MỚI

DANH MỤC THƯ MỤC ĐỊA CHÍ

danh-muc-2022-1

ĐỐI TÁC

nlv

2018-idt-ads

2023-03-25-quang-cao-slibvn

2022-kipos-ads-2

2021-dl-ads-1

2018-ted-ads-1

saomai-logo-final