Home Tin tức Hội Thư viện Việt Nam tạo lập cơ sở dữ liệu thư muc địa chí, phục vụ tra cứu trực tuyến cả nước.
Hội Thư viện Việt Nam tạo lập cơ sở dữ liệu thư muc địa chí, phục vụ tra cứu trực tuyến cả nước. PDF. In Email

Chúng ta biết rằng, trong hoạt động thư viện ở nước ta từ nhiều năm nay, luôn đặc biệt quan tâm, coi trọng công tác địa chí. Bởi lẽ kho tài liệu địa chí của mỗi thư viện (nhất là trong các thư viện công cộng cấp tỉnh/thành phố) thường bao gồm nhiều tài liệu có giá trị, đa dạng, phong phú về: Địa lý, lịch sử, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, danh lam thắng cảnh vv… về một vùng đất, con ngườ, địa phương nào đó trong chiều dài lịch sử và phát triển. Đây có thể coi là kho tài liệu tổng hợp, đầy đủ nhất rất (có thể ví như “món ăn đặc sản” có giá trị của một thư viện), là bức tranh tổng quát phản ánh về một địa phương, vùng miền trong nước, phục vụ cho việc nghiên cứu, tra cứu và học tập của các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Vì thế, sau khi kết thúc Đại hội nhiệm kỳ IV (2022-2027), lãnh đạo Hội Thư viện VN đã xây dựng kế hoạch, phương hướng hoạt động cho cả nhiệm kỳ 5 năm, trong đó ưu tiên các hoạt động chuyên môn, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số, từng bước hiện đại hóa thư viện Việt Nam (trong đó có xây dựng, tạo lập cơ sở dữ liệu (CSDL) thư mục địa chí trong cả nước (trong đó có hệ thống TVCC); để đưa lên trang WEB của Hội thư viện Việt Nam; phục vụ cho việc tra cứu trực tuyến cho bạn đọc và cán bộ thư viện và nhân dân cả nước. Đây cũng là một công việc hết sức có ý nghĩa của Hội Thư viện Việt Nam trong việc tham gia chuyển đổi số (theo chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ VHTTDL), phục vụ CMCN 4.0 ở nước ta.

Để thiết thực triển khai công việc này, thời gian qua, Hội Thư viện Việt Nam đã tiến hành gửi Công văn số 08/CV-HTVVN ngày 26/8/2022, đề nghị các thư viện tỉnh/TP - là thành viên của Hội Thư viện VN - quan tâm, ủng hội Hội Thư viện VN chủ trương này; đồng thời gửi thư mục địa chí (sách) của thư viện tỉnh mình về Hội Thư viện, qua địa chỉ hòm thư điện tử: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. , để Hội Thư viện Việt Nam tổng hợp. Qua gần 02 tháng triển khai nhiệm vụ (từ 01/9/2022 đến cuối tháng 10 năm 2022), Hội Thư viện Việt Nam đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của tất cả các thư viện tỉnh/thành phố trong cả nước. Điều đáng mừng là nhiều giám đốc thư viện tỉnh/TP đã nhận thức và ủng hộ công việc mới mẻ, song thật sự có ý nghĩa này của Hội Thư viện VN. Vì thế, nhiều Thư viện tỉnh/thành phố đã giao cho các bộ phận chuyên môn trong thư viện, triển khai khẩn trương, thực hiện theo yêu cầu và Công văn hướng dẫn của Hội Thư viện Việt Nam.

Đến nay (31/10/2022), Hội thư viện VN đã nhận được Thư mục địa chí của hơn 40 thư viện tỉnh/TP gửi về Hội Thư viện Việt Nam, với tổng số 40.644 tên tài liệu địa chí. (Trong đó, các thư viện tỉnh/TP có trên 1.000 tài liệu địa chí đó là: Thư viện các tỉnh/TP: Thừa Thiên-Huế (3848 tài liệu); Nghệ An (2380 tài liệu); Bắc Ninh (2041 tài liệu); Quảng Ninh (2001 tài liệu); TP. Đà Nẵng (1850 tài liệu); Yên Bái (1712 tài liệu); Hà Tĩnh (1591 tài liệu); Hải Dương (1577 tài liệu); TP. Cần Thơ (1450 tài liệu); Trà Vinh (1365 tài liệu); Lào Cai (1354 tài liệu); An Giang (1285 tài liệu); Thanh Hóa (1222 tài liệu); Ninh Bình (1049 tài liệu) và Vĩnh Long (1043 tài liệu).

Các thư mục địa chí của các tỉnh, thành phố gửi về Hội Thư viện Việt Nam thời gian qua là những danh mục sách, tài liêu địa chí rất có giá trị của các thư viện tỉnh,thành phố, trong đó: có những tư liệu Hán Nôm từ thế kỉ 17-18, tư liệu tiếng Pháp, tiếng Anh thế kỉ 19-20, tư liệu tiếng Việt trước Cách mạng tháng Tám 1945 và nhiều tư liệu từ năm 1945 trở lại đây. Đây có thể coi là bức tranh tổng quát nhất về địa chí Việt Nam (ở dạng thư mục), trong nhiều thế kỉ qua, phản ánh về đất nước, con người, địa lí, kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, danh lam thắng cảnh và nhiều nội dung phong phú khác …. của các vùng miền, địa phương trong cả nước.

Cần phải nói thêm rằng, mục đích của việc xây dựng và tạo lập CSDL thư mục địa chí các tỉnh, thành phố trong cả nước, trước hết nhằm phục vụ tra cứu trực tuyến dữ liệu thư mục trong cả nước. Để từ Tổng mục lục/danh mục/ thư mục địa chí này của Hội Thư viện Việt Nam, các thư viện tỉnh, thành phố và bạn đọc của thư viện cả nước có thể tra cứu trực tiếp danh mục các tài liệu địa chí của bất kì tỉnh, thành phố nào trong cả nước. Tiếp theo, nếu cán bộ thư viện và bạn đọc ở địa phương nào đó có nhu cầu sao chụp tài liệu địa chí mình cần (của tỉnh/thành phố nào đó), có thể liên hệ với thư viện tỉnh, thành phố đó để được phục vụ. Công việc này của Hội Thư viện VN còn phục vụ cho việc chuyển đổi số trong các thư viện tỉnh, thành phố (theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ VHTTDL về Chương trình chuyển đổi số trong thư viện từ 2021đến 2025, định hướng đến 2030) Bởi vì mỗi thư viện tỉnh, thành phố muốn làm giàu tư liệu và tài nguyên thông tin (trong đó có tài liệu địa chí của cả nước), có thể tra cứu qua Trang web của Hội Thư viện để tìm kiếm các tư liệu mình cần. Từ đó liên hệ với các thư viện tỉnh, TP có tư liệu địa chí được phổ biến trên trang web của Hội Thư viện, để có được tư liệu mình cần (bằng cách sao chụp hoặc scaner). Việc làm này có ý nghĩa, để các thư viện chúng ta thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả, thiết thực, nhằm đưa thông tin và tri thức đến với độc giả và cán bộ thư viện cả nước, phục vụ cuộc CMCN 4.0. Đây là việc làm có ý nghĩa, chủ động, thiết thực của Hội Thư viện Việt Nam, đóng góp cho sự nghiệp thư viện hiện tại và tương lai.

Mỗi tài liệu thư mục địa chí trong danh mục theo ISBD, gồm 8 vùng mô tả thư mục sách, thêm phần tóm tắt nội dung mỗi tài liệu và ký hiệu kho địa chí. Để làm tốt công việc có ý nghĩa này, Hội Thư viện Vịệt Nam đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ của tất cả các đ/c Giám đốc thư viện tỉnh, thành phố; đã gửi danh mục thư mục địa chí sách của thư viện tỉnh về Hội Thư viện Việt Nam theo thời gian quy định; để Hội Thư viện Việt Nam tổng hợp, đưa lên trang web của Hội, phục vụ tra cứu trực tuyến cả nước. Đồng thời Hội Thư viện Việt Nam cũng đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám đốc và Phòng Tin học Thư viện Quốc gia Việt Nam để vận hành Trang web của Hội trong suốt thời gian qua. Hi vọng đây là món quà “đặc sản” tư liệu địa chí quý giá của cả nước, hết sức có giá trị mà Hội Thư viện Việt Nam gửi tới tất cả các Chi hội thư viện tỉnh, thành phố và bạn đọc cả nước trong mùa thu Nhâm Dần năm 2022. Đúng 10 giờ 00 phút sáng ngày 01 tháng 11 năm 2022, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam Nguyễn Hữu Giới đã ấn nút Khai trương Thư mục địa chí trực tuyến (trên Trang tin điện tử (trang WEB) của Hội Thư viện VN: [XEM TẠI ĐÂY].

2022-11-04-csdl- 1

Ths. Nguyễn Hữu Giới- Chủ tịch Hội thư viện Việt Nam

2022-11-04-csdl- 2

Chủ tịch Hội Thư viện VN Nguyễn Hữu Giới đang hướng dẫn bạn đọc tra cứu Thư mục địa chí trực tuyến trên Trang web của Hội Thư viện Việt Nam

_____________________

Ths. Nguyễn Hữu Giới, Chủ tịch Hội Thư viên Việt Nam

 

TIN MỚI

DANH MỤC THƯ MỤC ĐỊA CHÍ

danh-muc-2022-1

ĐỐI TÁC

nlv

2018-idt-ads

2023-03-25-quang-cao-slibvn

2021-dl-ads-1

saomai-logo-final