Home Tin tức Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ “Chuyển đổi số hoạt động thư viện trong CAND đến năm 2030: Thực trạng và giải pháp”
Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ “Chuyển đổi số hoạt động thư viện trong CAND đến năm 2030: Thực trạng và giải pháp” PDF. In Email

Ngày 5/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Chuyển đổi số hoạt động thư viện trong CAND đến năm 2030: Thực trạng và giải pháp”. Tham dự Hội thảo có các đại biểu: Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn, Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Cục trưởng Cục Công tác chính trị; Thiếu tướng Nguyễn Công Bẩy, Phó Cục trưởng Cục Công tác chính trị; Bà Đoàn Quỳnh Dung, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện, Bộ VHTTDL; Ông Nguyễn Hữu Giới, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam và các đại biểu là đại diện Lãnh đạo các Thư viện/Trung tâm TT-TV trong và ngoài ngành Công an ở TW và một số địa phương.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn, Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Cục trưởng Cục Công tác chính trị cho biết: Đây là một trong những hoạt động thiết thực triển khai Nghị quyết Đại hội VII của Đảng bộ Công an Trung ương về tăng cường phát triển, ứng dụng thành tựu khoa học - Kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các mặt công tác Công an, nhất là công nghệ số, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo; quyết tâm đến năm 2030 thực hiện chuyển đổi số một cách căn bản, toàn diện, đồng bộ. Trong đó, Bộ Công an xác định đưa nhiệm vụ chuyển đổi số ngành thư viện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình Chuyển đổi số trong CAND. Qua gần 5 năm triển khai thực hiện chuyển đổi số thư viện trong CAND đã có những khởi sắc đang mừng với 89/122 công an đơn vị, địa phương (chiếm 73%) có kế hoạch triển khai cụ thể như: Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, số hoá tài liệu, hợp tác liên kết và chia sẻ dữ liệu dùng chung trên hệ thống các thư viện ngoài lực lượng, tận dụng mọi tiện ích của công nghệ để thúc đẩy liên kết, chia sẻ cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ phát triển hoạt động thư viện trong thời kỳ chuyển đổi số.

Lực lượng CAND xác định quy hoạch chuyển đổi số thư viện trong CAND phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành thư viện chung của đất nước; đặc biệt lưu ý đảm bảo tính bền vững, phát triển lâu dài và ổn định. Đầu tư cho hoạt động thư viện là đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong CAND. Xã hội hóa hoạt động thư viện được đẩy mạnh, tranh thủ tối đa các nguồn lực do Nhà nước và nguồn xã hội hóa đầu tư cho hoạt động thư viện.

Về thực trạng chuyển đổi số trong thư viện CAND, trong bài tham luận của Thiếu tướng Nguyễn Công Bẩy, Phó Cục trưởng Cục Công tác chính trị và Trung tá Đỗ Thu Thơm Phó trưởng phòng Văn hoá, văn nghệ, Giám đốc Thư viện Công an nhân dân đã chỉ ra, hệ thống thư viện trong 11 học viện, trường CAND có nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn về nghiệp vụ thư viện chiếm 24,7%, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thư viện hiện đại.

Vốn tài liệu của thư viện bước đầu đã được số hoá, tuy nhiên tài liệu in truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ cao, một số thư viện chưa có trang thiết bị hiện đại để triển khai đồng bộ phục vụ nhu cầu đọc điện tử hoặc truy cập thông tin cho bạn đọc. Một số học viện, trường CAND tuy đã có dịch vụ tương tác hiện đại với bạn đọc trong hoạt động mượn trả, tra cứu tìm kiếm thông tin, tuy nhiên hoạt động này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

Với 32 tham luận chất lượng, các đại biểu trong và ngoài lực lượng CAND đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, quý báu, thiết thực, phục vụ hoạt động chuyển đổi số thư viện ở nước ta trong thời gian tới. Các tham luận phân tích về xu hướng tất yếu chuyển đổi số của các thư viện trong và ngoài nước, thời cơ và thách thức đối với hoạt động thư viện trong CAND hiện nay; thực trạng chuyển đổi số thư viện, những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của hoạt động trên tại các thư viện trong và ngoài CAND.

Tham dự hội thảo với tham luận “Chuyển đổi số thư viện trong bối cảnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW”; Bà Đoàn Quỳnh Dung, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện, Bộ VHTT&DL chỉ ra những thách thức cần nhận diện trong quá trình chuyển đổi số ngành thư viện. Theo Bà Đoàn Quỳnh Dung, để thực hiện chuyển đổi số thành công, thư viện trong lực lượng CAND cũng như các thư viện nói chung cần vượt qua những thách thức về hạ tầng công nghệ, Về xây dựng tài nguyên thông tin dạng số,về kinh phí đầu tư và về nguồn nhân lực.

Đóng góp tham luận cho hội thảo….

Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam Nguyễn Hữu Giới thì cho rằng: Để thiết thực triển khai có hiệu quả chuyển đổi số trong hoạt động thư viện trong CAND nói riêng - trong các thư viện ở Việt Nam nói chung - góp phần nâng cao văn hóa đọc cho các tầng lớp nhân dân, cần xây dựng tốt 3 trụ cột chính, đó là: Big data (xây dựng cơ sở dữ liệu lớn), Technology (Trang thiết bị, phương tiện) và Human (Con người). Trong đó, yếu tố con người - nguồn nhân lực (gồm cán bộ thư viện và cán bộ CNTT...) là những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công cho việc chuyển đổi số thư viện ở nước ta, góp phần nâng cao văn hóa đọc cho nhân dân. Cần lưu ý, cán bộ thư viện thời đại công nghệ 4.0, phải là những cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức tốt, tinh thông nghiệp vụ, đặc biệt là ứng dụng thành thạo CNTT, chuyển đổi số, để vận hành và duy trì mạng thông tin hiệu quả nhất với những “Thư viện thông minh” v.v….

Tại hội thảo khoa học cấp Bộ, các đại biểu trong và ngoài ngành Công an đã chia sẻ những kinh nghiệm hay, những mô hình sáng tạo về công tác chuyển đổi số, đồng thời đưa ra bàn thảo những giải pháp toàn diện, lâu dài nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động thư viện đến năm 2030. Trong đó, các đại biểu đặc biệt nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho lãnh đạo quản lý thư viện; các cán bộ nghiệp vụ và CNTT trong cá thư viện; về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung của việc chuyển đổi số; nhằm tạo được sự chuyển đổi mạnh mẽ trong nhận thức cho mọi thành viên trong hệ thống để có sự chuẩn bị về tâm lý, điều kiện, kỹ năng cần thiết để thích ứng và sẵn sàng tham gia chủ động, tích cực.

Bên cạnh đó cũng cần cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chuyển đổi số và liên thông thư viện, tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho việc triển khai chuyển đổi số và liên thông thư viện trogn CAND. Ngoài ra cần quan tâm hỗ trợ, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng công nghệ thông tin cho cán bộ/chiến sĩ làm công tác thư viện; đồng thời các thư viện cần nhanh chóng hoàn thiện và xây dựng hạ tầng số...

Một số hình ảnh cùng sự kiện.

alt

Quang cảnh hội thảo “Chuyển đổi số hoạt động thư viện trong CAND đến năm 2030: Thực trạng và giải pháp”

alt

Trung tướng Nguyễn Ngọc Toàn, Cục trưởng Cục Công tác Chính trị, Bộ Công an phát biểu Khai mạc hội thảo

alt

Thượng tá, TS Lê Hoàng Ngân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học An ninh nhân dân chia sẻ kinh nghiệm của nhà trường trong chuyển đổi số hoạt động thư viện.

alt

Bà Đoàn Quỳnh Dung, Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện, Bộ VHTTDL tham luận tại Hội thảo

alt

Các đại biểu tham qua Gian trưng bày sách tại Hội thảo khoa học

alt

Lãnh đạo Cục X03, Bộ Công an và đại biểu dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm.

_________

Tin và ảnh: Thu Hà (nguồn V0V2 điện tử, ngày 05/6/2025)

 

TIN MỚI

DANH MỤC THƯ MỤC ĐỊA CHÍ

danh-muc-2022-1

ĐỐI TÁC

nlv

2018-idt-ads

2023-03-25-quang-cao-slibvn

2021-dl-ads-1