Thư viện

Thư viện Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1996 với tên gọi ban đầu là Trung tâm Tin học – Thư viện, đến ngày 2/3/2009 đổi tên thành Thư viện
Kho sách tại Thư viện được tổ chức xây dựng theo các chuyên ngành đang được đào tạo tại trường nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập cho cán bộ viên chức, giảng viên, sinh viên trong toàn trường.
Thư viện có một phòng đọc, 2 phòng tài liệu (phòng tra cứu và phòng mượn), tổng số tài liệu của thư viện hiện tại có hơn 16.155 bản sách gồm 9.193 nhan đề, tài liệu điện tử, trên các loại băng CD-ROM, 20 loại báo và 30 loại tạp chí thuộc nhiều chuyên ngành như Mỹ thuật, Âm nhạc, Văn hóa, Sân khấu, Tài liệu nghiên cứu chính trị, Công nghệ thông tin, Ngoại ngữ, Du lịch; giáo trình, luận văn, khóa luận, tiểu luận… Ngoài ra, tại thư viện có phòng máy vi tính nối mạng Internet dành cho sinh viên sử dụng miễn phí để tìm kiếm tài liệu, phục vụ học tập.
Thư viện điện tử sưu tập được 2.405 nhan đề tài liệu và các chuyên đề thông qua các bài trích báo, tạp chí có liên quan đến các loại hình nghệ thuật đang đào tạo tại trường.
Mỗi năm Thư viện phục vụ hơn 3.250 lượt bạn đọc tại chỗ, hơn 6.500 lượt tài liệu mượn về. Bên cạnh đó, thư viện còn hỗ trợ cho các công tác tra cứu, tự học, truy cập thông tin online; hướng dẫn sinh viên làm bài, thực tập chuyên môn trong các lĩnh vực ngành nghề đào tạo của nhà trường.
Thư viện đang dần hoàn thiện hơn để trở thành một thư viện hiện đại, sẵn sàng cho việc kết nối đến các thư viện trên toàn quốc: Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và triển khai phần mềm quản trị thư viện tích hợp. Từng bước tin học hóa và xuất bản các tiểu luận, khóa luận, tài liệu giảng dạy theo hình thức sách điện tử (ebook). Xây dựng các bộ sưu tập số, được tổ chức theo các chuyên ngành đào tạo của trường và các lĩnh vực tri thức khác.
Với sự phong phú về tài liệu, không gian thoáng mát, yên tĩnh cùng với sự nhiệt tình của đội ngũ nhân viên, thư viện trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật TP.HCM hướng tới mục tiêu “Tất cả vì bạn đọc” bằng nhiều phương thức phục vụ: đọc tại thư viện, đọc trên trang thông tin điện tử của nhà trường, trên internet…

1Phạm HữuTrungTrưởng Thư việnĐại họcBáo chí Truyền Thông
2Trần Thị NgọcBíchChuyên viênĐại họcThông tin – Thư viện